Chủ Nhật, 27 tháng 6, 2010


Diễn hành văn hóa tại Frankfurt am Main (Đức) 2010

Lễ diễn hành văn hóa được chính quyền thành phố Frankfurt am Main (Đức) tổ chúc cứ 2 năm 1 lần. Tất cả những sắc dân sống tại thành phố Frankfurt am Main và vùng phụ cần đều được mời tham dự.

Kính mời quý bạn đọc xem những hình ảnh Ngày Diễn Hành Văn Hóa được tổ chức ngày 26-06-2010 khoảng từ 11:30 giờ đến 14:00 giờ

Hãy liên lạc với chúng tôi, mọi bài vở đóng góp xin vui lòng gởi về NguoiVietTuDoRg@Yahoo.Com hoặc liên hệ bằng điện thoại Mobil : 01577. 77 22 459 . Chúng tôi rất hân hạnh được phục vụ quý vị.

Xin quý vị vui lòng Klick vào Link dưới đây để trở về trang chủ của Diễn Đàn Regensburg

www.TrangChuRgBg.Blogspot.Com

Quý vị có thể Klick vào hình để mở lớn






Quý vị có thể Klick vào hình để mở lớn









Quý vị có thể Klick vào hình để mở lớn








Quý vị có thể Klick vào hình để mở lớn









Quý vị có thể Klick vào hình để mở lớn






Quý vị có thể Klick vào hình để mở lớn










Quý vị có thể Klick vào hình để mở lớn









Quý vị có thể Klick vào hình để mở lớn

































Đảng Cộng sản Pháp: Vỡ từng mảng lớn

Bùi Tín - VOA

Đảng Cộng sản Pháp vừa họp cuộc Đại hội đảng thứ 35 tại phòng họp lớn CNIT giữa khu La Défense thủ đô Paris trong 3 ngày 18, 19 và 20-6-2010. Các báo Pháp bình luận nhận xét: «lịch sử đảng CS Pháp qua Đại hội 35 đã sang trang», «trang sử mới», «một trang sử buồn», «vỡ từ bên trong - implosion»…

Từ khi bức tường Berlin sụp đổ cuối năm 1989, từ khi phe Xã hội chủ nghĩa tan biến sau đó, nhất là từ khi đảng CS Liên xô vỡ tan cuối năm 1991, đảng CS Pháp lâm vào khủng hoảng triền miên không sao gượng dậy được.

Ngày 11-6 vừa qua, đúng 1 tuần lễ trước khi Đại hội 35 khai mạc, một số hơn 200 đảng viên cộng sản, toàn là nhân vật có địa vị chính trị - xã hội, bao gồm một số dân biểu đang tại chức, một số chủ tịch hội đồng thị xã, một số ủy viên trung ương đảng, một số trí thức có uy tín, giáo sư sử học, giáo sư triết học, nhà báo… cùng nhau thống nhất ý kiến, ra tuyên bố chung long trọng ly khai đảng Cộng sản Pháp, cùng nhau tuyên bố từ biệt đảng cộng sản, cùng chung ý kiến sẽ đi đến thành lập một tổ chức chính trị khác ở cánh tả, theo xu hướng tranh đấu cho những phúc lợi xã hội và môi trường, vì một nước Pháp tiến bộ, phát triển và công bằng.

Bản tuyên bố chung chỉ rõ lý do của cuộc ra đi của một mảng lớn có chất lượng cao về chính trị và trí tuệ là vì Ban lãnh đạo hiện nay ngày càng co mình lại, ôm chặt thái độ bảo thủ giáo điều, không hề đáp ứng đòi hỏi cấp bách xây dựng lại đảng, ngăn chặn đà suy sụp của đảng.

Xin kể tên một vài nhân vật tiêu biếu trong số hơn 200 nhà ly khai trên đây: đó là dân biểu Patrick Braouezec, dân biểu François Asensi và nữ dân biểu Jacqueline Freysse, là chủ tịch thị xã Montluçon Pierre Goldberg và chủ tịch thị xã Nanterre Patrick Jarry; đó còn là những nhà trí thức, giáo sư sử học Roger Martelli, giáo sư triết học Lucien Sève, nhà báo Pierre Zarka từng là chủ nhiệm báo l’ Humanité - cơ quan trung ương của đảng Cộng sản Pháp.

Đáng chú ý là trong số hơn 200 nhân vật ly khai lần này, có quá nửa là những người đã gần 20 năm nay chủ trương «đổi mới» - Réformer –, rồi «Reconstruire» - Xây dựng lại - đảng cộng sản Pháp nhưng đều không sao thực hiện nổi, vấp phải một hạt nhân giáo điều cực kỳ bảo thủ cổ hủ ở chóp bu, tiêu biểu là ông Robert Hue và bà Marie - George Buffet, 2 thư ký toàn quốc của trung ương đảng những năm gần đây.

Pierre Laurent

Tại Đại hội 35, bà Buffet xin thôi chức Bí thư toàn quốc (như Tổng bí thư), ông Pierre Laurent, 53 tuổi lên thay, từng một thời gian là chủ nhiệm báo l’ Humanité, đúng vào lúc báo ế ẩm, số phát hành tụt dốc từng ngày. Pierre Laurent được biết là con người kín đáo, mờ nhạt, thiếu khả năng giao tiếp và viết lách.

Các nhà bình luận của báo le Monde, Libération, le Figaro…đều bàn đến sự kiện đáng chú ý trên đây, cho rằng lần này, tháng 6-2010, đảng cộng sản Pháp đã vỡ ra một mảng cực lớn, khi nó đang ở tình trạng suy yếu đến cùng cực, «những nhà đổi mới cuối cùng đã ra đi», họ thuộc tinh hoa quyền lực và trí tuệ còn sót lại của đảng CS Pháp. Sau vụ này, đảng CS tuy chưa tan biến, nhưng cũng chỉ còn như cái bóng của chính nó.

Đảng cộng sản Pháp vốn là một đảng cộng sản lớn, oanh liệt, sung mãn một thời để rồi lâm vào khủng hoảng triền miên cả về học thuyết và hoạt động, để lâm vào tình trạng rơi tự do bi thảm hiện nay.

Trong Thế chiến 2, nhờ vào thanh thế của đảng CS Liên Xô liên minh với các nước dân chủ chống phát xít, đánh bại trục phát xít Đức - Ý - Nhật, nên thanh thế đảng CS Pháp lên mạnh theo. Trong thời gian chiếm đóng nước Pháp, bọn phát xít Hitler đã diệt Do thái và những người kháng chiến Pháp, trong đó có nhiều đảng viên cộng sản. Chiến tranh kết thúc, thế chính trị của đảng CS Pháp lên cao; cuối năm 1945, đảng CS Pháp là đảng có đông đảo đảng viên và quần chúng, chỉ đứng sau đảng MRP – Mouvement Rassemblement Populaire – Phong trào Tập họp Dân chúng.

Cuối năm 1946, qua bầu cử, đảng Cộng sản Pháp trở thành đảng lớn nhất của nước Pháp. Ông Tillon của đảng được cử làm bộ trưởng không quân, rồi bộ trưởng Tái thiết đất nước. Tổng bí thư Cộng sản Maurice Thorez được cử làm Phó Thủ tướng Chính phủ. Các tổ chức Thanh niên Cộng sản, Sinh viên Cộng sản, Nữ thanh niên Cộng sản, Công đoàn CGT của đảng CS đều phát triển rất mạnh. Báo l’Humanité và Humanité - Chủ nhật, cùng nhà xuất bản của đảng, tạp chí Cahiers du Communiste… cũng phát triển mạnh mẽ.

Lúc ấy lực lượng của đảng CS Pháp rất mạnh ở các trung tâm công nghiệp, các mỏ than, vùng quặng sắt, các hải cảng, công nhân vận tải, hàng hải, đường sắt, điện lực, trong giới đại học, nghiên cứu khoa học, truyền thông… Có lúc đảng CS Pháp hy vọng chiếm chính quyền qua nổi dậy của quần chúng lao động như Công xã Paris thuở trước - năm 1871 - để đưa Pháp gia nhập phe XHCN, theo chỉ đạo của Quốc tế CS là thực hiện thời kỳ quá độ lên CNXH trên phạm vi toàn cầu (!).

Đảng CS Liên Xô hỗ trợ mọi mặt cho đảng Pháp. Trong Thế chiến 2, tên chính thức của đảng CS Pháp hồi ấy là: PCF – SFIC (Parti Communiste Français – Section Française de l’Internationale Communiste), là một Phân bộ của Phong trào Cộng sản Quốc tế.

Sau Thế chiến sự giúp đỡ của đảng CS Liên xô cho đảng CS Pháp càng thêm hùng hậu.

Đảng CS Pháp suy tôn Staline là lãnh tụ kính yêu nhất, gọi thân mật Staline là Le Petit Père des Peuples - Người Cha thân thương của các dân tộc (!), Liên Xô giúp mỗi năm hàng tỷ Rúp cũng như trong đào tạo cán bộ. Trụ sở đảng CS Pháp ở Place Colonel Fabien giữa Paris do Liên xô giúp xây dựng rất bề thế, có hầm sâu, được truyền tụng là chống được bom nguyên tử.

Thế rồi cuộc khủng hoảng nội bộ nổ ra, khi Đại hội 20 đảng CS Liên xô phơi bày tệ sùng bái cá nhân Staline. Đảng CS Pháp lúng túng, chia rẽ, phân hóa lớn, đảng viên ra đảng hàng chục ngàn, nhất là trí thức, đảng viên trẻ. Sự can thiệp của quân đội Liên Xô vàoTiệp khắc, Ba lan… bị thế giới lên án, làm cho cuộc chia rẽ trong đảng Pháp mở rộng. Học thuyết Cộng sản châu Âu, cổ súy một chủ nghĩa Cộng sản Nhân bản, mang tính Người, nhưng vẫn theo học thuyết đấu tranh giai cấp của Mác không những không giải quyết được cuộc khủng hoảng cả về lý luận và thực hành, còn làm cho tình hình xấu hơn.

Thế rồi Bức tường Berlin đổ sập, phe XHCN tan biến, đặc biệt là sau khi đảng CS Liên Xô vỡ nát cuối năm 1991, đảng CS Pháp lâm vào tình trạng suy sụp không sao gắng gượng nổi. Để đến những năm gần đây, từ có lúc là đảng số 1, đảng CS Pháp tụt xuống thứ 3, rồi thứ 5, đến nay là thứ 8, xếp hàng sau các đảng cánh hữu, cũng sau cả các đảng cánh tả, thua xa đảng Xã hội Pháp, thua đảng Dân chủ ở trung tâm, thua kém đảng Xanh, rồi thua cả đảng trôtskýt ở cực tả, lại thua luôn cả đảng cực hữu Mặt trận Quốc gia của Le Pen.

Trong các cuộc bầu cử toàn quốc và địa phương, hàng chục năm nay đảng CS Pháp đều ở vị trí đèn đỏ, từ không đạt 10 % số phiếu bầu, rồi không đạt cả con số 5% phiếu để được hưởng trợ cấp tranh cử. Tại Quốc hội số đại biểu CS khi xưa đông đảo, có uy thế hàng đầu, nay không còn đủ số để thành nhóm riêng, các đại biểu CS Maxime Grémetz và Marie George Buffet phải nhập với Nhóm «cánh tả, dân chủ và cộng hòa» - Groupe Gauche + Démocrate + Républicain. Tiếng nói CS trong quốc hội vang lên thưa thớt, yếu đuối, có khi cả 4 phiên suốt tháng không có một lời phát biểu nào.

Trong cuộc bầu cử Tổng thống Pháp năm 2007, bà Buffet chỉ được có 1,93 % phiếu bầu, càng thêm bẽ bàng vì ngay trong đảng CS đông đảo người can ngăn đảng không nên ứng cử, chỉ thêm mất tín nhiệm. Cùng với đảng CS Pháp, đoàn Thanh niên CS gần như hấp hối, còn đoàn Sinh viên CS Pháp không còn sức sống, Tổng liên đoàn CGT cũng teo lại.

Mười năm nay số đảng viên giảm nhanh, không kết nạp được đảng viên mới, nhiều đảng bộ phải giải tán, có nơi chỉ còn đảng viên cao tuổi, từ 60 đến 90 tuổi, sinh hoạt chi bộ CS trong Nhà Già. Trong đảng nhiều nhóm và nhân vật chủ trương xây dựng lại đảng, từ bỏ giáo điều Mác-xít, nhưng không đưa ra được phương án cụ thể, sáng rõ.

Sự ra đi rất ồn ào, hoành tráng của một mảng nhân vật cộng sản có tên tuổi vào tháng 6 này chứng tỏ đảng CS Pháp không còn có khả năng tự đổi mới, tự xây dựng lại nữa. Đây là biểu hiện cuối cùng của hiện tượng rơi tự do của một đảng CS vào loại lớn nhất ở châu Âu. (đảng CS Ý đã sáng suốt tự giải thể từ năm 1992).

Đảng CS Pháp suy sụp đến tận cùng đã vỡ từ bên trong, không phải do kẻ thù nào từ bên ngoài phá hoại, lật đổ. Nó suy sụp, thở hắt ra vì học thuyết Mác – Lênin, nguyên lý đấu tranh giai cấp và chuyên chính vô sản nó theo đuổi không có sức sống.

Nó chứng minh rằng mọi đảng CS theo học thuyết Mác – Lênin và theo nguyên lý đấu tranh giai cấp là phạm sai lầm từ gốc, cần phải từ bỏ dứt khoát càng sớm càng tốt.

Chính nhiều trí thức CS Pháp đã ra đảng và chung sức viết nên cuốn sách đồ sộ «Sách đen của chủ nghĩa Cộng sản» chứng minh phe XHCN hiện thực là một sai lầm bi thảm của Lịch sử, là tội phạm tiêu diệt gần 100 triệu nhân mạng của loài người.

Đúng như ông Gorbachốp từng nói: các đảng Cộng sản quá cũ không còn khả năng tự đổi mới, chỉ có xóa bỏ, giải thể, xây dựng tổ chức mới, dân chủ, đi với thời đại.

Cũng theo tinh thần ấy, bản Tuyên bố chung của hơn 200 nhân vật ly khai nói trên chủ trương «sẽ chung sức xây dựng một tổ chức chính trị mới ở cánh tả, theo hướng hành động, đấu tranh cho phúc lợi xã hội và bảo vệ môi trường», vĩnh biệt chủ nghĩa Mác Lênin, vĩnh biệt đấu tranh giai cấp và chuyên chính vô sản, từ đó cống hiến thiết thực cho xã hội Pháp và nước Pháp

Tất nhiên sự kiện trên đây không được báo Nhân dân và các báo trong nước đưa tin. Nhưng làm sao bưng bít được thông tin trong thời đại thông tin điện tử cực nhạy.

Đảng CS Việt nam vốn có quan hệ chặt chẽ với đảng CS Pháp. Cuộc khủng hoảng chính trị dai dẳng của đảng CS Pháp, cảnh rơi tự do bi thảm của nó, sự đổ vỡ từ bên trong của nó, sự ra đi vĩnh biệt của một mảng lớn hơn 200 nhân vật tiêu biểu của nó là những gợi ý sinh động cho những ai còn muốn nuôi ảo tưởng «đổi mới» đảng CSVN, hay trở lại với danh xưng đảng Lao động VN. Cần chỉ rõ những sai lầm bi thảm của Cải cách Ruộng đất và chính sách chiếm đóng miền Nam, đày đọa trả thù sỹ quan viên chức miền Nam, nuốt chửng lời cam kết hòa giải và hòa hợp dân tộc chính là những chủ trương của lãnh đạo đảng Lao động VN. Trong lúc các Đại hội đảng CSVN các cấp đang họp, tin nóng hổi về đảng CS Pháp là một tin tham khảo có giá trị đặc biệt.

Đã đến lúc mọi tinh hoa dân tộc yêu nước, thương dân chung sức dựng lên một tổ chức mới bắt nguồn từ truyền thống dân tộc, tiếp thu thật sự những giá trị dân chủ, bình đẳng của thời đại, mang tên đảng Dân chủ Mới VN, hay đảng Xã hội – Dân chủ VN, hay đảng Công Dân VN, hay đảng Dân tộc VN… Hãy vĩnh biệt dứt khoát những học thuyết và chính sách của chủ nghĩa Mác Lênin, của đấu tranh giai cấp, của chuyên chính độc đảng, nguồn tai họa kinh hoàng của nhân dân ta, dân tộc ta trong hơn nửa thế kỷ qua, và đặc biệt là ngay lúc này.

Bùi Tín

Hãy liên lạc với chúng tôi, mọi bài vở đóng góp xin vui lòng gởi về NguoiVietTuDoRg@Yahoo.Com hoặc liên hệ bằng điện thoại Mobil : 01577. 77 22 459 . Chúng tôi rất hân hạnh được phục vụ quý vị.

Xin quý vị vui lòng Klick vào Link dưới đây để trở về trang chủ của Diễn Đàn Regensburg

www.TrangChuRgBg.Blogspot.Com